• HCA VIỆT NAM
    • VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN HALAL

      HALAL CERTIFICATION AGENCY

    • Việt Nam
    • English
    Sản phẩm đạt chứng nhận Halal không chỉ dành cho người Hồi giáo
    Thứ năm, 11:24 Ngày 19/03/2020

    Nhắc đến Halal hay thực phẩm Halal hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến sản phẩm đó "không có thịt heo" hoặc đó là thực phẩm dành cho người Hồi giáo. Đúng như vậy, HALAL trong tiếng A-rập có nghĩa là được phép, hợp pháp . Nó chỉ dẫn những đồ vật hoặc hành động được Đạo Hồi cho phép. Khi liên hệ đến thực phẩm, nó thường được dùng để diễn tả các thứ mà Hồi giáo cho phép ăn, uống hoặc sử dụng. Tuy nhiên, ngoài chuyện sản phẩm đạt Halal là sản phẩm không có thành phần Haram còn có nghĩa đạt các yếu tố về chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm.

    HCA Việt Nam - HALAL trong tiếng A-rập có nghĩa là được phép. Nó chỉ dẫn những đồ vật hoặc hành động được Đạo Hồi cho phép. Khi liên hệ đến thực phẩm, nó thường được dùng để diễn tả các thứ mà Hồi giáo cho phép ăn, uống hoặc sử dụng. Ngược lại với Halal là Haram, tiếng A-rập có nghĩa là không được phép, thiêng liêng hoặc cấm kỵ. Đối với người sản xuất và thương mại, điều này đưa đến một sự đảm bảo rằng tất cả những yếu tố đầu vào, dụng cụ, máy móc, và lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, phânphối trong chuỗi cung cấp sản phẩm phải tránh bất cứ thứ gì được coi là cấm kỵ (Haram).

    Quy trình này bao trùm cả thực phẩm cung như các sản phẩm không phải là thực phẩm như thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm. Chứng nhận Halal đang trở nên ngày càng quan trọng đối với thị trường nông sản Châu á bởi vì giá trị thương mại thực phẩm của thế giới Halal ước tính khoảng 150 tỷ đô la Mỹ. Đối với rất nhiều người Hồi giáo việc ra nước ngoài hoặc sống trong nước phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu, lô-gô Halal đã trở nên một dấu hiệu tin tưởng về chất lượng trong việc mua thực phẩm được chứng nhận là được phép theo luật của Đạo Hồi. Dấu hiệu thị trường đã chứng tỏ rằng việc bán hàng tăng lên ở các đại lý phân phối và các tiệm ăn mà ở đó được chứng nhận Halal. Như vậy lô-gô Halal có thể được các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm sử dụng như một phương tiện tiếp thị đến những người tiêu dùng Hồi giáo.
     
    Các yêu cầu về Halal rất khác nhau tùy theo từng nước, vì vậy khi xuất khẩu vào nước nào đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo cần nắm rõ quy định về Chứng nhận Halal của họ.   
    Một số thông tin thêm về cách để bảo đảm việc chứng nhận HALAL là hợp lệ trên thị trường quốc tế cũng như thế giới Hồi Giáo:

    - Để xuất khẩu vào Malaysia  , tổ chức chứng nhận phải được công nhận bởi Jakim

    - Để xuất khẩu vào Singapore,  tổ chức chứng nhận phải được công nhận bởi MUIS

    - Để xuát khảu và Pakistan, tổ chức phải được công nhận bởi thành viên IHAF

    -Để xuất khẩu vào UAE, tổ chức phải được công nhận bởi ESMA

    -...

    Khi được Văn phòng Chứng nhận Halal xác nhận, doanh nghiệp được cấp một giấy chứng nhận Halal của tổ chức đó và được sử dụng logo dấu Halal trên bao bì sản phẩm.
     
     
    Tại sao nói Sản phẩm đạt chứng nhận Halal không chỉ là "dành cho người Hồi giáo".
     
    Ngoài các yêu cầu chứng minh thành phần sản phẩm không có thành phần bị cấm (Haram)  qua các quy trình đánh giá của tỏ chức chứng nhận cũng như việc áp dụng Hệ thống đảm bảo tình trạng Halal trong suốt quá trình sản xuất  thì dưới đây là những yêu càu dặc bietj quan trọng trong đánh giá Halal:
     
    Quy trình chế biến thực phẩm
     
    • Thứ nhất, cần có sự tách biệt phù hợp về nhà xưởng giữa việc sản xuất sản phẩm Halal và không Halal trong suốt quá trình sản xuất.
       
    • Thứ hai, doanh nghiệp phải tuân thủ một hệ thống quản lý Halal, có thể thay thế bằng các hệ thống như ISO 9001, ISO 22000, HACCP,…Phát triển sản phẩm/lựa chọn nguyên liệu
       
    Thực  phẩm chế biến  để  cấp chứng nhận Halal phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:
     
    • Sản phẩm hoặc các thành phần của nó không chứa bất kỳ thành phần bị cấm (haram) bởi luật Shari’ah  hoặc động vật không được giết mổ theo luật Shari’ah. Tất cả các nguyên liệu phải là Halal và phải có tài  liệu xác minh tình trạng Halal của chúng, như giấy chứng nhận của các thành phần nguyên liệu, bản chi tiết phân tích nguyên liệu. Đối với thịt, gia cầm và động vật thì giấy chứng nhận Halal là bắt buộc, chứng chỉ Global GAP, HACCP hoặc ISO (nếu có).
    • Sản phẩm không chứa chất dơ bẩn được quy định bởi Shari’ah. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích sản phẩm về mặt vật lý, hoá sinh để đảm bảo sản phẩm không có thành phần haram theo luật Shari’ah.
    • Sản phẩm hoặc các thành phần của nó phải an toàn và không có hại.
    • Trước khi doanh nghiệp thay đổi công thức sản phẩm hoặc quy trình sản xuất cần phải có  sự chấp thuận bằng văn bản của tổ chức chứng nhận Halal. Doanh nghiệp phải lập danh sách các thành phần nguyên liệu và sơ đồ quá trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm.
     
    Mua nguyên liệu/đánh giá lựa chọn nhà cung cấp
     
    -  Doanh nghiệp phải lập kế hoạch đánh giá và lưu hồ sơ về việc lựa chọn các nhà cung ứng.
    -  Có các thoả thuận bằng hợp đồng và các cam kết và ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp đã có chứng chỉ Halal.
     
    Trong trường hợp không cho biết rõ nhà cung cấp, phải có một thư bảo lãnh đảm bảo nguyên liệu không phải là  từ các nguồn không Halal.
     
    Doanh nghiệp phải có các biện pháp sau nhằm đảm bảo sự tinh khiết và nguyên vẹn Halal đối với nguyên liệu đầu vào:
    • Không được để nguyên liệu trực tiếp lên mặt đất, trừ khi đã được bảo vệ khỏi sự nhiễm bẩn và hư hỏng.
    • Tất cả các xe giao hàng phải được kiểm tra sạch sẽ, kiểm soát nhiệt độ và làm sạch các tạp chất không Halal để tránh ô nhiễm.
    • Phải có hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho.
    • Đối với nguyên liệu ướp lạnh và đông lạnh phải ghi nhận nhiệt độ khi nhận hàng.
     
    Khi lưu trữ nguyên liệu/thực phẩm sơ chế phải đảm bảo:
     
    Sản phẩm lưu trữ phải được giữ sạch sẽ và tránh côn trùng gây hại. Phải có kế hoạch làm vệ sinh và kiểm soát địch hại.
     
    • Nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm phải được lưu giữ riêng.
    • Thực phẩm dễ hỏng phải được bảo quản tránh hư hỏng và sự xâm nhập của vi khuẩn.
    • Hàng phải được quản lí theo FIFO–FIFE  (vào trước ra trước, vào sau ra sau).
    • Lắp đặt thiết bị giám sát nhiệt độ cho tất cả kho lạnh để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
     
    Vệ  sinh  an  toàn  trong  sản xuất
    .
     
    • Phải đảm bảo và phải có bằng chứng chứng minh khu vực sản xuất thực phẩm Halal tách biệt với khu  vực sản xuất thực phẩm không Halal.
    • Thực hiện vệ sinh công nghiệp tại mọi công đoạn của quá trình sản xuất.
    • Không được sử dụng các thiết bị để chế biến thực phẩm Halal vào việc chế biến thực phẩm không Halal.
    • Áp dụng một hệ thống mã màu để phân biệt thiết bị, dụng cụ và bề mặt được sử dụng trong sản xuất  thực phẩm Halal và không Halal.
    • Có sự tách biệt tương đối giữa các nhân viên sản xuất sản phẩm Halal và không Halal.
    • Thiết bị, bề mặt sản xuất phải được vệ sinh đúng chương trình vệ sinh trước khi sử dụng;
    • Phải có khu vực rửa tay và khử trùng trước khi vào khu vực sản xuất.
     
    Theo dõi sức khỏe và vệ sinh cá nhân 
     
    • Phải đảm bảo tất cả công nhân sản xuất thực phẩm và cán bộ  quản lý được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có hồ sơ theo dõi sức khỏe cho công nhân trực tiếp sản xuất.
    • Phải đảm bảo đào tạo và cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân viên, hồ sơ đào tạo phải được lưu giữ.
    • Phải đảm bảo tất cả các khách tham quan khu vực sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định của công ty.

    Đóng gói thành phẩm
     
    • Khu vực đóng gói phải sạch sẽ và tránh côn trùng gây hại. Phải có và phải giám sát lịch trình kiểm  soát  dịch hại và làm vệ sinh.
    • Phải đảm bảo tránh sử dụng các khu vực sản xuất ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
    • Phải có và phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo tất cả các thực phẩm chế biến luôn trong điều kiện vệ sinh thích hợp.
    • Tách biệt việc đóng gói và phân phối thực phẩm Halal và không Halal.
    • Phải lập kế hoạch, thực hiện tài liệu hóa quá trình và cung cấp hồ sơ để đảm bảo tuân thủ quy trình sản xuất.
    • Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng thực phẩm, triệu hồi và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
    • Tất cả các thực phẩm chế biến cần được một người chịu trách nhiệm (như KCS) kiểm tra chất lượng và nhiệt độ.
    • Tổ chức phải đảm bảo tất cả các hộp, thùng chứa và các loại xe được sử dụng để cung cấp các thực phẩm chế biến được giữ sạch sẽ và tiện nghi thích hợp.
    • Lắp đặt và hiệu chuẩn thường xuyên thiết bị giám sát nhiệt độ. Theo dõi nhiệt độ là điều cần thiết để đảm bảo sạch sẽ và duy trì chất lượng.
     Ghi nhãn
     Phải đảm  bảo các vật liệu đóng gói không bị cấm theo quy định bởi luật Shari’ah và / hoặc nguy hại đến sức khỏe con người.
    • Phải đảm bảo bao bì phải được làm sạch trước khi sử dụng và không bị nhiễm chất bẩn.
    • Đảm bảo đầy đủ thông tin trên bao bì, tối thiểu là: 
      • (i)  Tên sản  phẩm
      • (ii) Danh mục thành phần
      • (iii)  Trọng lượng tịnh và trọng lượng toàn bộ
      • (iv) Nguồn gốc xuất xứ  (C/O)
      • (v)  Mã số lô hàng
      • (vi)  Ngày sản  xuất  và hướng dẫn bảo quản
      • (vii) Ngày hết hạn
      • (viii) Dấu Halal
      • (ix) Tên và địa chỉ của công ty.
    • Tổ chức phải đảm bảo rằng có một nhãn hiệu Halal được công nhận theo các yêu cầu Halal.

    Truy xuất nguồn gốc
     
    • Doanh nghiệp phải thiết lập và áp dụng một hệ thống truy xuất nguồn gốc cho phép xác định các lô thực phẩm chế biến.
    • Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo nhanh chóng xác định thành phần nguyên liệu đến từ các nhà cung cấp.
    • Duy trì hồ sơ truy xuất nguồn gốc theo quy định.
     
    Vệ sinh
    • Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng chất bẩn (najs) được làm sạch theo quy định vệ sinh hiện có hoặc nghi lễ tẩy rửa theo tiêu chuẩn phù hợp.
    • Doanh nghiệp phải thiết lập một chương trình làm sạch toàn diện và đạt chuẩn theo HACCP, GMP, GHP.
    • Doanh nghiệp phải cung cấp hướng dẫn về phương pháp làm sạch cho các bộ phận liên quan.
    • Doanh nghiệp phải đảm bảo hiểu rõ các hoá chất tẩy rửa dùng để làm sạch. Chúng phải được bảo quản riêng và dán nhãn.
    • Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng việc xử lý thực phẩm bị nhiễm bẩn phù hợp với quy định trong nước và yêu cầu của luật Shari’ah. 
     Như vậy, qua các yêu cầu trên thì sản phẩm Halal đáp ứng tất cả các tiêu chí về luật Hồi giáo cũng như về vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn cho người sử dụng. Tại Việt Nam đã có rất nhiều các sản phẩm Halal được chứng nhận, tuy nhiên chỉ có những người tieu dùng Hồi giáo mới quan tâm đặc biệt đên logo Halal trên sản phẩm, bởi có Logo Halal người Hồi giáo hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Còn người tiêu dùng không theo đạo Hồi thì ít quan tâm thậm chí không biết ý nghĩa của các logo trên sản phẩm.
     

    logo Halal trên các sản phâm của Vinamilk

    Hằng Halal.
    Liên kết facebook