• HCA VIỆT NAM
    • VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN HALAL

      HALAL CERTIFICATION AGENCY

    • Việt Nam
    • English
    Triển Vọng Phát Triển Tại Trung Đông
    Thứ tư, 15:20 Ngày 17/07/2019

    TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
     VIỆT NAM 
     TẠI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

     

    Tổng Quan Thị Trường:

    Địa lý: Tổng số 15 nước: Ả-rập Xê-út, Ba-ranh, Ca-ta, Cô-oét, Gióc-đa-ni, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Li-băng, Ô-man, Pa-lét-xtin, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E, Xi-ri, Yê-men

    Tổng diện tích: 6.284.191 km2

    Dân số: 320 triệu người (số liệu 2015)

    Xã hội: Tôn giáo: Tuyệt đại đa số dân theo Hồi giáo, ngoài ra còn Do thái giáo, Thiên chúa giáo

    Ngôn ngữ: Tiếng Ả-rập, tiếng Ba-tư, tiếng Hebrew, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ … tiếng Anh được sử dụng rộng rãi

    Chính trị: Chính trị khu vực phức tạp, bất ổn: Xung đột tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc, tranh chấp tài nguyên, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn.

    Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP: tăng 2,2% năm 2018. - GDP năm 2018: 3.452 tỷ USD.

     GDP/người ở mức cao:

    Ca-ta (66,2 ngàn USD/năm); Israel (43,2 ngàn USD/năm); UAE (41,5 ngàn USD/năm); Cô-oét (28,2 ngàn USD/năm)

    Tổng quan thị trường 2018

    Khu vực Trung Đông

    Dân số

    (triệu người)

    GDP

    ( tỷ USD)

    GDP/người
    ( USD)

    Xuất khẩu
    ( tỷ USD)

    Nhập khẩu
    ( tỷ USD)

    1

    Bahrain

    1,44

    35,33

    24.330

    9,9

    11,9

    2

    Iran

    83,02

    430,70

    5.290

    105,8

    51,6

    3

    Iraq

    40,19

    192,40

    4.950

    69,0

    50,3

    4

    Israel

    8,42

    350,70

    40.270

    61,2

    69,1

    5

    Jordan

    10,46

    40,13

    4.140

    7,5

    20,4

    6

    Kuwait

    2,92

    120,70

    27.390

    54,8

    33,6

    7

    Lebanon

    6,10

    54,18

    12.010

    3,3

    17,3

    8

    Oman

    3,49

    70,78

    17.130

    28,9

    20,1

    9

    Qatar

    2,36

    166,90

    61.020

    63,8

    27,8

    10

    Turkey

    81,26

    851,50

    10.540

    156,9

    233,8

    11

    Saudi Arabia

    33,09

    686,70

    21.100

    220,1

    126,8

    12

    Syria

    19,45

    24,60

    --

    0,8

    6,1

    13

    UAE

    9,70

    382,60

    37.730

    308,5

    269,7

    14

    Yemen

    28,67

    31,27

    925,6

    2,2

    7,1

    Tổng

    330,6

    3.438,5

    (Avr) 11.210

    1.092,7

    945,6

    Tiềm năng thị trường:

    • Tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt (chiếm ¾ trữ lượng dầu mỏ thế giới).
    • Tiềm năng về tài chính, nguồn vốn, khả năng thanh toán cao.
    • Tiềm năng về khoa học công nghệ: công nghệ sinh học, công nghệ cao (I-xra-en), nông nghiệp, hóa dầu.
    • Nhu cầu nhập khẩu cao về hàng hóa như: lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng …
    • Thị trường lớn, mở, còn rất nhiều cơ hội cho Việt Nam.

      Chính sách thương mại:

    • 10/15 nước Trung Đông đã là thành viên WTO (ngoại trừ I-ran, Y-ê-men, I-rắc, Xi-ry, Li-băng)
    • Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) gồm 6 quốc gia (thị trường chung), áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp từ 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối.

    Rào cản thương mại:

                - Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, thuế tự vệ…), rào cản kỹ thuật, yêu cầu giấy chứng nhận Halal đối với thực phẩm nhập khẩu.

                - Các nước GCC yêu cầu giấy chứng nhận về tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng, nhãn mác ... do Tổ chức Tiêu chuẩn và Đo lường vùng Vịnh (GSMO) cấp, giấy chứng nhận Halal đối với các sản phẩm thực phẩm, nông thủy sản nhập khẩu.

    Thị Trường Trọng Điểm:

    • Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE)
    • Ả-rập Xê-út
    • Thổ Nhĩ Kỳ
    • I-xra-en

    Bên cạnh đó, một số thị trường được đánh giá là thị trường tiềm năng như:

    • I-rắc
    • Cô-oét

     

    TIỀM NĂNG HỢP TÁC VIỆT NAM – TRUNG ĐÔNG

    Kim ngạch XNK Việt Nam – Trung Đông, 2013 – 2018

    (Đơn vị: Triệu USD)

        Năm

    2013

    2014

    2015

    2016

    2017

    2018

    VN xuất khẩu

    6.671

    7.752

    8.900

    8.059

    8.947

    8.773

    VN nhập khẩu

    2.930

    3.410

    3.303

    2.828

    2.979

    5.128

    Tổng kim ngạch

    9.601

    11.162

    12.203

    10.887

    11.926

    13.901

                     

     

    Trao đổi thương mại Việt Nam – Trung Đông
    (Đơn vị: Triệu USD)

     

    2017

    2018

    Thị trường

    VNXK

    VNNK

    XNK

    VNXK

    VNNK

    XNK

    Ả-rập Xê-út

    432,52

    1.308,60

    1.740,70

    332,39

    1.098,89

    1.431,28

    Ba-ranh

    19,99

    12,54

    32,53

    49,72

    8,13

    57,85

    Ca-ta

    55,08

    138,12

    138,26

    79,84

    209,58

    289,42

    Cô-oét

    62,55

    287,64

    350,43

    77,10

    2.574,58

    2.651,68

    Giooc-đa-ni

    117,14

    11,74

    128,88

    145,69

    24,85

    170,54

    I-rắc

    325,71

    0,14

    325,85

    379,12

    0,09

    379,21

    I-ran

    131,85

    32,78

    164,63

    87,13

    22,50

    109,63

    I-xra-en

    712,20

    346,15

    1.057,60

    777,58

    410,74

    1.188,32

    Li-băng

    69,26

    0,43

    69,69

    76,09

    0,52

    76,61

    Ô-man

    40,91

    75,82

    116,73

    63,50

    106,46

    169,96

    Thổ Nhĩ Kỳ

    1.900,85

    223,85

    2.126,34

    1.411,64

    281,54

    1.693,18

    UAE

    5.029,57

    570,00

    5.598,72

    5.205,66

    386,42

    5.592,08

    Y-ê-men

    24,82

    4,44

    29,26

    21,60

    3,34

    24,94

    Tổng

    8.943,78

    2.979,04

    11.922,82

    8.772,89

    5.128,02

    13.900,91

     

    TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG ĐÔNG

    Nhu cầu về nông sản, thực phẩm tại Trung Đông:

    1. Do điều kiện tự nhiên, thời tiết, đất đai thổ nhưỡng không thuận lợi và phù hợp cho sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước hầu hết các nước Trung Đông phải nhập khẩu số lượng rất lớn mặt hàng lương thực, thực phẩm.
    2. Nhập khẩu 80% hàng hóa lương thực, thực phẩm, tương đương khoảng 40 tỷ USD mỗi năm và dự báo đến năm 2035 sẽ tăng lên 70 tỷ USD.

    Nhu cầu nhập khẩu các nhóm hàng nông sản,
    thực phẩm của Trung Đông năm 2015-2017

    (đơn vị: tỷ USD)

    HS

    Tên mặt hàng

    Năm 2015

    Năm 2016

    Năm 2017

    ‘10

    Ngũ cốc

    26,75

    20,19

    14,05

    ‘02

    Thịt và các phụ phẩm từ thịt

    9,27

    10,50

    8,56

    ‘04

    Sản phẩm bơ sữa

    9,47

    8,56

    7,11

    ‘08

    Trái cây và các loại hạt

    6,77

    7,77

    6,40

    ‘07

    Rau củ các loại

    4,35

    4,66

    4,29

    ‘09

    Cà phê, chè và gia vị

    4,08

    4,02

    3,14

    ‘03

    Thủy sản

    2,87

    2,71

    2,42

     

    Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản,
    thực phẩm chính của Việt Nam sang Trung Đông năm 2018

    (Đơn vị: Triệu USD)

    Mặt hàng

    Kim ngạch

    Nông sản

    Hạt tiêu

    45,65

    Hạt điều

    208,16

    Gạo

    258,0

    Cà phê

    65,76

    Chè

    22,70

    Thực phẩm

    Hàng hải sản

    254,43

    Hàng rau quả

    91,68

    Bánh, kẹo & sản phẩm từ ngũ cốc

    11,86

     

    Tiềm năng nông sản, thực phẩm tại một số thị trường nổi bật

    Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)

    1. Nhập khẩu khoảng 80% lương thực, nông sản, thực phẩm.
    2. Hơn 100 mặt hàng đã có mặt tại UAE, các sản phẩm nông sản chủ lực như: chanh không hạt (chiếm 85% thị phần), gạo, thanh long, ổi, hạt tiêu, hạt điều…
    3. Là trạm trung chuyển hàng hóa chính và lớn nhất của khu vực Trung Đông và Châu Phi.
    4. Có các hệ thống chuỗi siêu thị lớn và cũng là các kênh phân phối của khu vực Trung Đông và Châu Phi.
    5. Là nơi đặt trụ sở, chi nhánh của rất nhiều các tập đoàn lớn trên thế giới   nhiều cơ hội giao thương; thuận tiện cho việc thành lập chi nhánh để tái xuất hàng hóa sang các quốc gia khác.

    Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)

    1. Về thủy hải sản, sản phẩm nội địa chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu trong nước, 75% là nhập khẩu.
    2.  Cà phê hiện đang là thức uống phổ biến nhất tại UAE, hơn 4.000 quán cà phê đang hoạt động, trên 80% dân số sử dụng cà phê hàng ngày.

    Ả rập Xê – Út

    1. Là nền kinh tế lớn nhất, dân số đông và cũng là quốc gia nhập khẩu, tiêu thụ lương thực thực phẩm lớn nhất khối GCC.
    2. Là quốc gia sản xuất thực phẩm lớn nhất khu vực GCC
    3.  Với làn sóng của người nhập cư, lao động, khách hành hương ngày một gia tăng, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm đã tăng đáng kể và trở nên đa dạng hơn.
    4. Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là sa mạc, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nên phải nhập khẩu số lượng lớn nông sản, thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt là những mặt hàng nông nghiệp thiết yếu.

    Thổ Nhĩ Kỳ

    1. Là một trong những quốc gia đông dân nhất khu vực (khoảng 80 triệu người), do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm khá cao.
    2. Có nền sản xuất nông nghiệp, thực phẩm phát triển, và cũng là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản ra thế giới. Nhu cầu nhập khẩu nhiều loại nông sản, thủy sản để làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu như: điều thô, cà phê, cacao…
    3. Một số loại nông sản đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước như: chè, các loại rau, trái cây.
    4. Chè và cà phê là thức uống phổ biến và được ưa chuộng như một nét văn hóa tại Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê chủ yếu tiêu thụ loại Arabica, loại Robusta tiêu thụ tương đối ít.

    Một số hội chợ triển lãm thường niên đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm tại Trung Đông

    Tại UAE:

    Hội chợ Thực phẩm Gulfood Dubai (Tháng 2 tại Dubai);

    Hội chợ Halal Expo và  Seafood Expo Dubai (Tháng 10 tại Dubai);

    Hội chợ Thực phẩm Trung Đông SIAL (Tháng 12 tại Abu Dhabi);

    Triển lãm Quốc tế về Chè và Cà phê (Tháng 12 tại Dubai).

    Tại Ả-rập Xê-út:

    Hội chợ Nông sản Saudi Agriculture (tháng 10);

    Triển lãm Thực phẩm, Đồ uống Saudi Horeca (tháng 11);

    Triển lãm Thực phẩm, Đồ uống Foodex Saudi (Tháng 11).

    Tại Thổ Nhĩ Kỳ:

    Hội chợ quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Anfaş Food (tháng 2);

    Hội chợ nông nghiệp, thực phẩm Aydin (tháng 2);

    Hội chợ quốc tế Izmir (tháng 8); Hội chợ World Food Istanbul (tháng 9).

    CƠ HÔI:

    1. Việt Nam có quan hệ chính trị ngoại giao, hợp tác hữu nghị truyền thống với tất cả các nước Trung Đông. Khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ cho phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác.
    2. Mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao: 8 Đại sứ quán của Việt Nam (6 Thương vụ) tại Trung Đông, 8 Đại sứ quán các nước Trung Đông tại Việt Nam (ĐSQ Iraq đã đóng cửa vào tháng 9/2017).
    3.  Khu vực Trung Đông có sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do có nguồn tài chính dồi dào. Nhu cầu tiêu dùng trong nước phụ thuộc rất lớn vào hàng hóa nhập khẩu.
    4. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của khu vực khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu cao của Việt Nam, thuế nhập khẩu của khối GCC khá thấp từ 0-5%.

    THÁCH THỨC:

    1. Tình hình an ninh - chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo tại các quốc gia, chiến tranh trong khu vực.
    2.  Khoảng cách địa lý, thiếu thông tin thị trường, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, tập quán kinh doanh.
    3.  Rào cản kỹ thuật, bảo hộ thị trường (Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, Cô-oét).
    4.  Rủi ro trong thanh toán do nhiều nhà nhập khẩu Trung Đông không có thói quen mở L/C; tình trạng lừa đảo còn diễn ra.

     

    Định hướng tiếp cận thị trường Trung Đông

    1. Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như: khảo sát thị trường, tham dự hội chợ, triển lãm chuyên ngành.
    2. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp; nghiên cứu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách, mẫu mã phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chất lượng và tập quán tiêu dùng của các nước.
    3. Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm, mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại thị trường.

    Một số lưu ý

    Thương nhân đã có visa nhập cảnh vào I-xra-en trong hộ chiếu sẽ bị từ chối nhập cảnh vào các nước Ả-rập như I-ran, Indonesia.

     

    Không nên hỏi về vợ, con gái hoặc gia đình riêng tư.

    Tránh bắt tay và tiếp xúc với phụ nữ Hồi giáo.

    Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn.

    Thương  nhân Trung Đông thực hiện lễ cầu nguyện theo các giờ nhất định trong ngày.

    Thói quen chậm trễ hẹn giờ, lề mề, quan liêu, tuy nhiên, khi thân thiện thì quyết định nhanh, nên cần kiên nhẫn khi tiếp xúc và tạo lập quan hệ.

    Không quảng cáo hình ảnh nhạy cảm (phụ nữ, tôn giáo khác…) liên quan đến sản phẩm hoặc trên bao bì sản phẩm.

    Các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm nhập khẩu cần phải có chứng nhận Halal.

    Một số nước GCC áp dụng giấy phép nhập khẩu, cấm nhập khẩu một số mặt hàng đặc biệt (đồ uống có cồn, thịt lợn, biệt dược, sản phẩm có hình ảnh nhạy cảm).

    Phương thức thanh toán thường hay sử dụng là D/P, chuyển tiền, đặt cọc trước; rất ít sử dụng thanh toán L/C.

    Bao bì sản phẩm phải có tiếng Ả-rập.

    Người Ả-rập thích nhận biết tận mắt sản phẩm mua bán nên muốn tiếp xúc trực tiếp với đối tác kèm theo mẫu hàng.

    Các dạng rủi ro:

    Lừa đảo:

    Lừa đảo rửa tiền

    Chuyển tiền để làm thủ tục nhập khẩu

    Ký kết và thực hiện hợp đồng

    Ký kết, thực hiện nhưng ép buộc thay đổi điều khoản

    Ký kết, thực hiện nhưng không đảm bảo chất lượng

    Ký kết, thực hiện nhưng không thu được tiền

    Để hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp cần:

    Có đầy đủ thông tin: thương nhân, thị trường.

    Cảnh giác với các thương vụ quá hấp dẫn.

    Thông thạo nghiệp vụ và thường xuyên nâng cao.

    Kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng (xây dựng hợp đồng mẫu).

    Sử dụng dịch vụ tư vấn để thẩm định đối tác, giúp cho đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng.

    Sẵn sàng cho giải quyết tranh chấp.

    Rủi ro chính trị, xã hội: Phong trào Mùa xuân Ả-rập, xung đột tại Xy-ri, Ai Cập, bất ổn chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ… ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

     Giải pháp: Doanh nghiệp cần theo dõi tình hình chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng, cảnh báo trên các website của Bộ Công Thương.

    Lưu ý: Sau khi tình hình chính trị ổn định trở lại, nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa nhất là nhu yếu phẩm tăng cao.

    Rủi ro thanh toán: Nhiều khách hàng đề nghị thanh toán theo hình thức TT hoặc DP trả chậm, không mở L/C, mua CIF.

     Giải pháp: Đối với thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức % đặt cọc (deposit) để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng (tốt nhất là 30% trở lên).

    Đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm.

    Không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Document Acceptance - nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán.

    Cẩn trọng trong việc tìm kiếm khách hàng qua mạng.

    Tìm hiểu kỹ về quy định XNK của thị trường sở tại.

    Tích cực tham gia các đoàn khảo sát,nghiên cứu thị trường, XTTM, hội chợ triển lãm, diễn đàn doanh nghiệp…để tìm khách hàng uy tín.

    Thẩm tra đối tác, xác minh kỹ đối tác trước khi giao dịch (đề nghị cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ XNK).

    ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH

    1. Thương vụ Việt Nam tại UAE (kiêm nhiệm Ô-man)

                Địa chỉ: Al Ain Center (Computer Plaza), Al Mankhool Road, Bur Dubai, Dubai, UAE P.O.Box: 72342, Dubai, UAE
    Điện thoại: +971 43597350; Fax: +971 43597351
    Email: ae@moit.gov.vn; vntrade@emirates.net.ae

                Bí thư thứ Nhất phụ trách Thương vụ: Ông Lê Phương

    2. Thương vụ Việt Nam tại Kuwait (Kiêm nhiệm Ca-ta)

                Địa chỉ: Jabriya, Block 10, Street 19, Villa 96, Kuwait
    Điện thoại: +965-5615977; +965-25311450; +965-25351593

                Fax: +965-5645305; +965-25351592
    Email: kw@moit.gov.vn ; lebangoc11@yahoo.com

                Bí thứ thứ 2 phụ trách Thương vụ: Ông Trần Trung Hiếu

    3. Thương vụ Việt Nam tại Iran (Kiêm nhiệm Xi-ri, Iraq)

                Địa chỉ:  1st Floor, No.2 , Aref  Alley,  Aqa  Bozorgi  Str.,  Fayyazi (  Fereshteh ) Str., Vali-e-Asr  Ave.,   Tehran, Iran
    Điện thoại: 98 21 22611794; Fax: 98 21 22009337
    Email: ir@moit.gov.vn; tvvniran@ahoo.comhaicounsellor@yahoo.com

                Tham tán Thương mại: Ông Lê Bá Ngọc      

     

    4. Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (Kiêm nhiệm Đảo Síp)

                Địa chỉ: Hattat Halim Sok., No. 17D3, Gayrettepe, Besiktas, Istanbul Turkey

                Điện thoại: (+90) 212 267 3668; Fax: (+90) 212 267 4988

                Emailtr@moit.gov.vn

                Tham tán Thương mại: Ông Lê Phú Cường

    5. Thương vụ Việt Nam tại Israel

                Địa chỉ: No.4, Shaul Hamelech Street, Floor 8, Apartment 83, Tel Aviv, Israel

                Điện thoại: 00 972.3.7161786; Fax: 00 972.3.7161786

                Email: il@moit.gov.vn;

                Tham tán Thương mại: Ông Lê Thái Hòa

    6. Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út (kiêm nhiệm Gioóc-đa-ni, Baranh, Yemen)

                Địa chỉ: Villa 23, Al-Dhiyafah Street, Al-Nuzha District, Riyadh

                Điện thoại: +966 1456 9756; Mobile:+ 966 562973 299

                Fax: + 966 1454 8844

                E-mailhainq@moit.gov.vn

                Tham tán thương mại: Ông Phạm Trung Nghĩa

    Nguồn : INDOCHINEVINA (2go.indochinevina.com)

    Liên kết facebook