- Trang Chủ // Tin tức & sự kiện // Tin tức Halal
Tin tức Halal
Kinh tế Halal toàn cầu đang trở thành xu hướng phát triển nổi bật, với quy mô dự kiến đạt 10.000 tỷ đô la Mỹ vào năm 2028. Trong khi đó, dân số Hồi giáo chiếm khoảng 25% dân số thế giới, tạo ra nhu cầu rất lớn về các sản phẩm đạt chứng nhận Halal, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm và dược phẩm.
Trong khi các thị trường truyền thống đang bão hoà hoặc siết chặt quy định nhập khẩu, thị trường Hồi giáo mở ra cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt với lợi thế về nông sản, thực phẩm chế biến và năng lực sản xuất hàng tiêu dùng.
1. Nắm rõ quy định Halal của từng quốc gia
Một trong những thách thức lớn nhất là sự khác biệt về tiêu chuẩn Halal và quy trình chứng nhận tại từng quốc gia:
-
Malaysia: Sản phẩm phải được chứng nhận Halal bởi tổ chức được JAKIM công nhận. Bao bì ghi tiếng Bahasa Malaysia và biểu tượng Halal hợp pháp.
-
Indonesia: Kể từ năm 2024, chứng nhận Halal từ BPJPH là bắt buộc để lưu hành sản phẩm tại thị trường nội địa. Với các mặt hàng nhập khẩu, hạn chót 2026 phải có chứng nhận Halal được phê duyệt bởi tổ chức Halal được BPJPH công nhận.
-
UAE và các nước GCC: Từ tháng 7/2020, toàn bộ thẩm quyền chứng nhận Halal thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Tiên tiến (MoIAT). Chỉ các tổ chức được MoIAT phê duyệt theo tiêu chuẩn GSO 2055-2 mới được phép cấp chứng nhận Halal hợp lệ.HCA Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt Nam được MoIAT UAE phê duyệt theo GSO 2055-2, đủ thẩm quyền cấp chứng nhận Halal hợp pháp cho sản phẩm xuất khẩu vào UAE.
⚠ Lưu ý: Nếu chọn sai tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp có thể bị từ chối nhập khẩu vì chứng chỉ không hợp lệ.
2. Lựa chọn tổ chức chứng nhận Halal được công nhận quốc tế
Đây là yếu tố then chốt trong chiến lược xuất khẩu Halal. Doanh nghiệp nên chọn các tổ chức:
✅ Được công nhận bởi MoIAT (UAE), BPJPH (Indonesia), JAKIM (Malaysia)
✅ Có hệ thống đánh giá minh bạch, độc lập
✅ Có khả năng chứng nhận phù hợp nhiều thị trường
3. Hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng Hồi giáo:
Để thành công trong thị trường Halal, doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mà còn phải tôn trọng và phù hợp với văn hóa, niềm tin và hành vi tiêu dùng của người Hồi giáo.
Tập quán ăn uống và sở thích nguyên liệu
-
Người Hồi giáo thường ăn bốc bằng tay phải, do đó họ ưa chuộng gạo hạt dài (long grain rice) như Jasmine hoặc Basmati, dễ vo, ít dính, thuận tiện ăn bằng tay và phù hợp với món ăn Trung Đông, Nam Á.
-
Các loại đậu, trái cây khô, gia vị tự nhiên và sản phẩm lên men Halal cũng rất được ưa chuộng, đặc biệt trong chế độ ăn Ramadhan.
☕ Văn hóa thưởng thức trà và cà phê đậm đặc
-
Tại Trung Đông, Bắc Phi và khu vực Nam Á, người dân có thói quen uống trà đen (black tea) và cà phê rang đậm (dark roast coffee).
-
Đây là cơ hội lớn cho cà phê Việt Nam, đặc biệt nếu sản phẩm có chứng nhận Halal và điều chỉnh bao bì, thương hiệu phù hợp thị hiếu bản địa.
Ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh
-
Người Hồi giáo có xu hướng lựa chọn sản phẩm tự nhiên, không chứa hóa chất, phụ gia tổng hợp, cồn hoặc chất Haram.
-
Sản phẩm nên có các đặc điểm như: “organic”, “no alcohol”, “vegan”, “no preservatives” và được ghi rõ ràng trên bao bì bằng tiếng Anh hoặc tiếng địa phương (tiếng Ả Rập, Bahasa, Urdu...).
Quy tắc bao bì, thiết kế và tên gọi sản phẩm theo chuẩn Halal
⚠ Bao bì và nhãn mác phải tránh:
-
Hình ảnh minh họa là Haram như: lợn, rượu, phụ nữ mặc hở hang, các biểu tượng tôn giáo không phải của đạo Hồi (thánh giá, tượng thần, Phật,...)
-
Hình ảnh, biểu tượng hoặc thiết kế gây hiểu lầm khiến người tiêu dùng nghi ngờ về tính Halal của sản phẩm.
-
Từ ngữ, font chữ, màu sắc gây liên tưởng đến sản phẩm bị cấm hoặc ngày lễ không thuộc đạo Hồi.
⚠ Tên sản phẩm không được:
-
Trùng hoặc tương tự với tên gọi của các món ăn, đồ uống không phải là Halal như: Hamburger, Bak Kut Teh, Rum Cake, Salami Pork...
-
Chứa từ ngữ liên quan đến các dịp lễ không phải của đạo Hồi, ví dụ: Christmas Cookies, Valentine Chocolate, Santa's Milk Tea...
✅ Lời khuyên:
-
Luôn tham khảo chuyên gia Halal hoặc tổ chức chứng nhận Halal trước khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường Hồi giáo.
-
Tùy biến bao bì, hình ảnh và tên gọi sản phẩm riêng cho từng thị trường (Malaysia, Indonesia, UAE…) để phù hợp văn hóa tiêu dùng địa phương.
4. Xây dựng chiến lược Halal bài bản
✔ Chủ động xin chứng nhận Halal trước khi đàm phán với đối tác
✔ Chuẩn hoá quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Halal
✔ Điều chỉnh thương hiệu, bao bì phù hợp văn hóa địa phương
✔ Tham gia các hội chợ Halal quốc tế, kết nối hệ thống phân phối
Chứng nhận Halal được quốc tế công nhận là chìa khóa để doanh nghiệp Việt thâm nhập thành công thị trường Hồi giáo. Với sự chuẩn bị đúng hướng, phối hợp với tổ chức như HCA Việt Nam, doanh nghiệp có thể tự tin vươn ra thế giới và chiếm lĩnh thị phần Halal đầy tiềm năng.
-
Page: Vietnam Halal Products
Để lại số điện thoại để được tư vấn
Đăng ký chứng nhận
Đăng ký nhận thông tin về Halal qua mail