• HCA VIỆT NAM
    • VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN HALAL

      HALAL CERTIFICATION AGENCY

    • Việt Nam
    • English
    Thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Brunei
    Thứ hai, 12:47 Ngày 06/07/2020
    Chứng nhận sản phẩm Nhà hàng và các hãng sản xuất thực phẩm phục vụ cho cộng đồng người Hồi giáo được yêu cầu phải có giấy chứng nhận và giấy phép halal cũng như thương hiệu halal theo Luật Chứng nhận và Nhãn mác Halal năm 2005. Theo luật này, các nhà sản xuất hoặc nhà hàng chỉ được phép sản xuất và chế biến các sản phẩm halal sử dụng nguyên liệu thô của các nhà cung cấp halal. Các công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ được yêu cầu hình thành một Ủy ban Kiểm tra Halal để xử lý và đảm bảo công ty hoạt động phù hợp với tất cả các yêu cầu halal. Khi xuất khẩu sản phẩm ra khỏi Brunei, các nhà sản xuất thực phẩm trong nước cần có thêm Chứng nhận Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Các thương gia kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ Luật Y tế Công cộng (Thực phẩm) (Chương 182). Giấy đăng ký sẽ được cấp trong vòng 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn. Các giấy phép và giấy chứng nhận Halal được Bộ Tôn giáo cấp, trong khi Bureau Veritas, một cơ quan chứng nhận địa phương, cấp phát các chứng chỉ HACCP cho các nhà sản xuất thực phẩm trong nước.
    Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN
    Thứ hai, 12:06 Ngày 06/07/2020
    Các doanh nghiệp (DN) cần chú trọng và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước ASEAN hơn nữa trong bối cảnh dịch Covid -19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở các thị trường trọng điểm khác. Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế trong buổi gặp gỡ cộng đồng DN ở TP Hồ Chí Minh mới đây…
    Thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Malaysia
    Thứ hai, 12:01 Ngày 06/07/2020
    Malaysia vẫn được xếp hạng cao trong so sánh quốc tế về giao dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, nó không phải là một thị trường hoàn toàn tự do. Rào cản nhập khẩu là nhằm bảo vệ thị trường trong nước và các lĩnh vực chiến lược, cũng như duy trì các chuẩn mực văn hóa và tôn giáo. Các rào cản kỹ thuật như chứng nhận halal cho việc nhập khẩu thịt và gia cầm được quy định thông qua cấp phép và kiểm soát vệ sinh. Tất cả các sản phẩm thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm nhập khẩu phải có nguồn gốc từ các cơ sở đã được chính quyền Malaysia chấp thuận là halal hoặc được chấp nhận để tiêu thụ bởi người Hồi giáo. Thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn chỉ có thể được nhập khẩu vào Malaysia nếu được Cục Dịch vụ Thú y (DVS) của Malaysia cấp giấy phép nhập khẩu. Mỗi lô hàng thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn phải được kèm theo giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Cơ quan Kiểm dịch và Kiểm tra Malaysia, MAQIS cấp. Các giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường hợp và đôi khi bị từ chối mà không cần giải thích. Malaysia đã thực hiện tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm MS1500: 2009, đưa ra các hướng dẫn chung về sản xuất, chuẩn bị và lưu trữ thực phẩm halal, mà nhiều nhà xuất khẩu cho rằng nó nghiêm ngặt hơn nhiều so với tiêu chuẩn halal Codex Alimentarius được nhiều nước công nhận. Tiêu chuẩn mới này yêu cầu các nhà máy giết mổ phải duy trì các cơ sở halal chuyên dụng và đảm bảo vận chuyển tách biệt cho các sản phẩm halal và không halal. Malaysia cũng yêu cầu kiểm toán tất cả các cơ sở tìm cách xuất khẩu sản phẩm thịt và gia cầm sang Malaysia, một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp lo ngại.
    Bộ Công Thương Cảnh báo về đề xuất sửa đổi “Các tiêu chuẩn ghi nhãn đối với thực phẩm” của Hàn Quốc
    Thứ ba, 12:54 Ngày 16/06/2020
    Theo "Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương" Ngày 26 tháng 5 năm 2020, Hàn Quốc đã có thông báo về việc đề xuất sửa đổi “Các tiêu chuẩn ghi nhãn đối với thực phẩm”.
    Hàn Quốc thông báo phương thức kiểm tra hồ sơ năm 2020 đối với cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc
    Thứ ba, 12:42 Ngày 16/06/2020
    Theo thông tin "Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương" Ngày 29 tháng 5 năm 2020, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã có thông báo về phương thức kiểm tra hồ sơ đối với cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đây là phương thức kiểm tra lâm thời thực hiện trong năm 2020 do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới.
    Giải pháp hợp tác kinh doanh nông sản, thủy sản, thực phẩm thành công với Singapore
    Thứ hai, 11:41 Ngày 01/06/2020
    Ngày 29/5/2020, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) và Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã phối hợp với Liên đoàn Sản xuất Singapore (SMF) tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thủy sản, thực phẩm Việt Nam - Singapore 2020”. Hội nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thị trường, tiếp cận trực tiếp đối tác Singapore để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, trong bối cảnh dịch Covid-19 gây cản trở các hoạt động XTTM trực tiếp của doanh nghiệp. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại diện đến từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hai nước.
    Kết nối, mở rộng thị trường cho hàng Việt
    Thứ hai, 16:08 Ngày 04/05/2020
    Vừa qua, Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu (VEXA), thuộc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC), phối hợp với Tập đoàn Safuan Group (Malaysia) và Công ty TNHH Beyond World tổ chức công bố Dự án Chợ Việt Nam (Vietnam Market) đầu tiên tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Tham dự sự kiện có ông Phạm Quốc Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia.
    Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ: Tìm chỗ đứng từ thị trường ngách
    Thứ tư, 11:31 Ngày 29/04/2020
    Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ là hai thị trường có cơ cấu mặt hàng cạnh tranh trực tiếp, tuy nhiên, hàng Việt Nam vẫn có cơ hội tìm chỗ đứng tại thị trường này nếu doanh nghiệp tìm kiếm được thị trường ngách. Ông Lê Phú Cường- Tham tán thương mại Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này. Xin ông cho biết, xu hướng trao đổi thương mại giữa hai nước, cơ cấu mặt hàng diễn biến thế nào trong thời gian gần đây và xu hướng đó sẽ có sự thay đổi như thế nào trong tương lai, trước những diễn biến khó lường của nền kinh tế toàn cầu?
    Tổ chức Chứng nhận Halal nào đáp ứng Quy định  mới của Pakistan?
    Thứ năm, 10:59 Ngày 16/04/2020
        TỪ 30/5/2020, Thực phẩm xuất khẩu sang  PAKISTAN phải có giấy CHỨNG NHẬN HALAL. Theo Theo thương vụ Việt Nam tại Pakistan:  Bộ Thương mại Pakistan vừa ban hành quyết định tất cả các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo (Halal) do cơ quan được Chính phủ Pakistan chỉ định cấp, có hiệu lực từ ngày 30/5/2020.
    Từ 30/5/2020, hàng xuất khẩu sang Pakistan phải có giấy chứng nhận Halal
    Thứ hai, 12:22 Ngày 30/03/2020
    Theo Báo Công Thương Online: Bộ Thương mại Pakistan vừa ban hành quyết định tất cả các mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu vào Pakistan phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Hồi giáo (Halal) do cơ quan được Chính phủ Pakistan chỉ định cấp, có hiệu lực từ ngày 30/5/2020.
    Liên kết facebook