• HCA VIỆT NAM
    • VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN HALAL

      HALAL CERTIFICATION AGENCY

    • Việt Nam
    • English
    Hàng Việt cần ‘chuẩn hoá’ để chinh phục thị trường HALAL
    Thứ sáu, 17:21 Ngày 28/06/2019

     

    Những sản phẩm nông – thuỷ sản của Việt Nam (trừ thịt lợn) cơ bản có thể đáp ứng chuẩn thực phẩm HALAL dành cho người Hồi giáo.

    Điều quan trọng với thị trường này là hàng hóa cần đạt tiêu chuẩn HALAL thì việc tiếp cận nhà phân phối, người tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

    Khi sản phẩm Việt Nam đạt được chứng nhận HALAL thì không chỉ có thể xuất khẩu vào Malaysia, mà còn có cơ hội tiệp cận thị trường HALAL toàn cầu – thị trường cộng đồng người Hồi giáo – với quy mô dân số dự kiến 2,7 tỷ người vào năm 2020.

    Theo dự báo, đến năm 2030, quy mô của ngành công nghiệp HALAL toàn cầu có giá trị lên tới 30,6 nghìn tỷ USD, riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 1.100 tỷ USD; trong đó, Malaysia là 228,5 tỷ USD.

    Mặc dù vậy, để tìm đường chinh phục thị trường HALAL nói chung, xuất khẩu vào Malaysia nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu về thị hiếu, văn hoá bản địa của người tiêu dùng. Song song đó, đơn vị xuất khẩu cũng nên đầu tư phát triển khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm xuất khẩu theo thông lệ quốc tế.

    Ông Nguyễn Tuấn, phó giám đốc trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Malaysia liên tục tăng trưởng trong nhiều năm. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Malaysia và nước này cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong khu vực trong khu vực ASEAN.Malaysia là thị trường xuất khẩu còn nhiều tiềm năng có thể khai thác.

    Đặc biệt, doanh nghiệp nên bắt đầu kinh doanh quốc tế thông qua thương mại điện tử, ngay cả khi doanh nghiệp đã có khách hàng đều đặn để tăng cơ hội khơi thông thị trường xuất khẩu. Bởi xu hướng hiện nay, các nhà nhập khẩu quốc tế phổ biến tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hoá thông qua kênh thương mại điện tử.Đồng thời, kênh phân phối thương mại điện tử là tất yếu trong bối cảnh thời đại 4.0 hiện nay.

    Thương mại điện tử là công cụ kinh doanh không thể thiếu đối với doanh nghiệp thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, trong thời đại hội nhập và công nghệ thông tin toàn cầu như hiện nay. Thương mại điện tử được tiến hành trên mạng, nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, không phân biệt nhà cung cấp nhỏ hay lớn; hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp, lựa chọn toàn cầu cho khách hàng.

    Đây là phương thức kinh doanh hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp vươn đến những thị trường xuất khẩu mới, nhất là thị trường HALAL đòi hỏi cung cấp đầy đủ thông tin, chứng nhận trước khi nhập khẩu sản phẩm. Ngoài ra, sự phát triển vượt bậc của internet, các dịch vụ cung cấp đường truyền internet, cùng với các thiết bị thông minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến và phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam.

    Điều quan trọng, với thị trường này, hàng hoá cần đạt tiêu chuẩn HALAL thì việc tiếp cận nhà phân phối, người tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Giấy chứng nhận HALAL là gì?

    Là giấy chứng nhận, xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah Islamiah (luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.

    Tiêu chuẩn chung: Sản phẩm phải không có bất cứ nguyên liệu nào luật Hồi giáo (LHG) cấm; sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu LHG không cho phép, trong suốt các khâu sản xuất; và trong suốt quá trình đó sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu LHG không chấp nhận.

    Lưu ý: Thực phẩm HALAL không được phép sản xuất, vận chuyển, lưu kho trong một nhà máy, hay dây chuyền sản xuất thực phẩm Haram (cấm), trừ khi có giám sát viên Hồi giáo tham gia toàn bộ quá trình; bất cứ dụng cụ và thiết bị nào dùng trong sản xuất, vận chuyển, lưu kho thực phẩm Haram cũng phải rửa sạch, làm khô theo luật Hồi giáo khi dùng cho thực phẩm HALAL; giấy chứng nhận thực phẩm HALAL chỉ có thời hạn nhất định. Hết hạn phải xin cấp lại và làm lại tất cả các khâu kiểm tra.

    Phạm vi và gồm có: Theo luật Hồi giáo, tất cả thực phẩm và nguồn thực phẩm đều là HALAL, ngoại trừ: heo các loại và gấu hoang dã; chó, rắn và khỉ; động vật ăn thịt có móng vuốt và răng trước như sư tử, hổ, gấu và các loài khác tương tự; các loại động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều chân, bò cạp và các loài khác tương tự; các loại không được giết như kiến, ong và chim gõ kiến; chấy, ruồi và các loài khác tương tự.

    – Các loại động vật lưỡng cư; động vật biển không có vẩy (loại gây hại và có chất độc); bất cứ loại động vật nào không được giết thịt theo đúng LHG; huyết hay thực phẩm có lẫn huyết; bất cứ động vật nào sống ở biển và không được săn, bắt đúng LHG (không bắt sống từ dưới nước, hay chết do săn bắn).

    – Thực phẩm hữu cơ và rau đều được phép, trừ những loại liên quan đến các sắc lệnh tôn giáo, vì có lẫn các thành phần gây hại, rượu, hay gây say.

    – Động vật bị giết thịt phải đúng luật Hồi giáo chấp nhận; trước khi giết, động vật phải sống và dấu hiệu sống phải tồn tại; ngay trước khi giết thịt, câu “Cầu thượng đế” “Besm-e-Allah” (In the Name of God) phải được đọc rõ; dụng cụ giết bằng thép sắc; trong quá trình giết mổ, khí quản, thực quản, động mạch chính và tất cả các tĩnh mạch cuống họng phải cắt bỏ hoàn toàn; động vật phải quay mặt về Qibla (hướng người Hồi giáo cầu nguyện).

    Lợi ích chứng nhận HALAL: Được xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo; người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm có logo HALAL, như là một bằng chứng về đức tin mà thượng đế cho phép dùng, với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram.

    M. Phương (theo TGHN)

    Nguồn: Thế Giới Hội Nhập

    Liên kết facebook